3 chi tiết cấm quên khi làm hợp đồng thuê biệt thự tại Sài Gòn
Giá trị hợp đồng thuê nhà: Hợp đồng dài hạn cần có công chứng từ cơ quan chức năng, đầy đủ chữ kí của 2 bên thuê, cho thuê.
Hợp đồng thuê nhà đơn giản, nội dung các điểu khoản chi tiết, rõ ràng sẽ giúp cho 2 bên cho thuê, thuê nhà thuận tiện hơn trong việc giao dịch. Thường khi thuê nhà, người soạn thảo hợp đồng sẽ là bên cho thuê, nên sẽ có vài điều khoản, quy định trong hợp đồng mang chiều hướng có lợi hơn cho chủ nhà. Do đó, người thuê nhà cần phải lưu ý 3 chi tiết sau khi làm hợp đồng thuê nhà, dù là những hợp đồng đơn giản cũng cần phải lưu ý.
Hợp đồng thuê nhà
Nghiên cứu chi tiết điều khoản hợp đồng
Hợp đồng thuê nhà thường đơn giản và chỉ có vài điều khoản nên người thuê nhà chỉ đọc qua loa, không nghiên cứu kĩ các điều khoản, quy định, yêu cầu của chủ cho thuê nhà được liệt kê trong nội dung.
Đồng thời, người thuê nhà cũng ít để ý đến các thông tin cá nhân của 2 bên, từ đó dẫn đến khá nhiều tranh chấp, khiếu nại sau khi kí hợp đồng.
Người thuê cần lưu ý những điều sau để tránh gặp phải phiền toái:
Giá trị hợp đồng thuê nhà: Hợp đồng dài hạn cần có công chứng từ cơ quan chức năng, đầy đủ chữ kí của 2 bên thuê, cho thuê.
Thông tin 2 bên thuê phải rõ ràng: Thông tin chủ nhà, các thông tin liên quan đến sở hữu căn nhà phải được làm rõ, nhằm tránh trường hợp người thuê bị lừa gây ra tranh chấp, thiệt hại tài chính.
Giá thuê nhà-thuê phòng trọ: Mức giá thuê nhà phải được ghi cụ thể trong hợp đồng, thời gian áp dụng mức giá. Cam kết không tăng giá thuê nhà, hoặc nếu tăng thì tăng bao nhiêu %.
Thời hạn hợp đồng: Hợp đồng phải ghi rõ thời gian hiệu lực, các mốc kí lại hợp đồng.
Các cam kết khi thuê nhà:
Cam kết bồi thường nếu gây thiệt hại cho căn nhà
Cam kết bồi thường nếu vi phạm các điều khoản hợp đồng như: Tự ý hủy hợp đồng, vi phạm quy định 2 bên đề ra, nộp tiền nhà trễ hoặc tự ý tăng giá thuê…
Tiền cọc khi kí hợp đồng thuê nhà
Dù là hợp đồng thuê nhà đơn giản, nhưng người thuê cần phải lưu ý nhất định phải có mục về khoản tiền cọc được nêu trong nội dung hợp đồng. Đây là khoản tiền đặt cọc khi làm hợp đồng, cần lưu ý để tránh mất khoản tiền này sau khi đã kí kết thuê nhà.
Yêu cầu chủ nhà về tiền cọc: Có vài chủ nhà cho thuê không cần tiền cọc, trong những trường hợp chủ nhà yêu cầu đặt cọc, người thuê cần thương lượng mức giá, đồng thời xem xét cách thức để lấy lại tiền cọc có dễ không.
Mức giá tiền cọc: Khi thuê nhà, người thuê phải mang theo tiền để đặt cọc, đây là khoản tiền bắt buộc.
Thường thì mức giá tiền cọc sẽ bằng 1 tháng tiền thuê nhà đối với những căn hộ thuê diện tích vừa, lớn, trang bị nội thất cơ bản.
Đối với cái phòng trọ nhỏ, tiền đặt cọc dao động trong khoản 500-800 nghìn đồng.
Người thuê sẽ mất cọc
Khi người thuê quyết định không tiếp tục thuê, thời gian trả phòng trước thời gian thuê trong hợp đồng.
Người cho thuê sẽ giữ khoản tiền cọc xem như là chi phí đền bù do hủy hợp đồng trước hạn.
Chủ nhà đền bù tiền cọc
Khi chủ nhà không muốn tiếp tục cho thuê và yêu cầu lấy lại nhà.
Cần có điều khoản quy định sẽ phải đền bù gấp đôi số tiền cọc nếu chủ nhà thu hồi nhà trước thời hạn trong hợp đồng.
Giá điện nước trong hợp đồng thuê nhà
Khi kí hợp đồng thuê nhà, ngoài việc chú ý đến giá thuê, tiền cọc, người thuê còn phải chú ý yếu tố về giá điện, giá nước phải đóng hàng tháng.
Người thuê thường mặc định mức giá này được tính theo giá nhà nước, gây ra các tranh cãi về sau.
Tốt nhất người thuê nên lựa chọn thuê những căn nhà, phòng trọ có gắn thiệt bị đồng hồ nước, công tơ điện để đo lường chính xác định mình đã tiêu thụ bao nhiêu.
Xác định mức giá điện nước: Cơ bản các nhà trọ sẽ tính theo giá của nhà nước đưa ra, tuy nhiên, nhiều nhà cho thuê, phòng trọ sẽ áp dụng giá riêng. Do đó, cần phải xác định khung giá, đưa ra mức khoán khi kí hợp đồng.
Ngoài giá điện nước, người thuê cũng cần quan tâm đến những chi phí khác có thể phải trả như:
Phí internet.
Phí vệ sinh
Đặc biệt với những người thuê nhà ở các chung cư, cần lưu ý mức phí quản lý chung cư, phí bảo trì, chiếu sáng khu vực…
Hợp đồng thuê nhà đơn giản, điều khoản rõ ràng, người thuê vẫn phải nghiên cứu kĩ chi tiết hợp đồng, mức tiền cọc, các chi phí khác có thể phát sinh. Song song đó, người thuê cần nắm, hiểu rõ các quy định trong hợp đồng để đưa ra quyết định đồng kí thuê hoặc yêu cầu thay đổi nội dung cho phù hợp với khả năng của mình, giữ được quyền lợi công bằng cho cả 2 bên.
Leave a Reply